Tiếp nối nội dung liên quan đến việc luyện ngủ cho trẻ, Trông Trẻ Pro gửi tới ba mẹ một phương án tốt hơn sử dụng tiếng ồn trắng. Đó là “Hát ru truyền thống”. Phương pháp hát ru ngủ chưa bao giờ là lỗi thời cả! Tiếng hát mẹ ru như lời thầm thì, tâm tình của người mẹ, người bà gửi tới em bé, da diết và dịu dàng.
Nội dung bài viết muốn khẳng định các kết quả như sau:
1. Trẻ được nghe hát ru thay vì sử dụng các âm thanh khác trước khi đi ngủ có khả năng phát triển ngôn ngữ nhanh với vốn từ phong phú hơn.
2. Trẻ thích thú với việc được nghe hát trực tiếp hơn, có khả năng phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội tốt hơn.
3. Việc hát ru truyền thống hoàn toàn có thể thay thế và linh hoạt hơn sử dụng tiếng ồn trắng và tạo ra kết nối tốt hơn giữa trẻ và gia đình.
Về lý thuyết, âm lượng của việc hát ru trực tiếp và truyền thống (không sử dụng nhạc mix, người chăm sóc là nguồn phát trực tiếp) sẽ đạt âm lượng từ 50 – 60 decibel, phù hợp với mức độ nhạy cảm thính giác của trẻ. Về thực tiễn, lời ca câu hát chứa đựng cảm xúc, tình yêu thương và là tinh hoa văn hoá của dân tộc Việt Nam; việc hát ru không chỉ đưa con vào giấc ngủ nhẹ nhàng mà còn hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ thụ động.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho thấy các âm nhạc, nhịp điệu ảnh hưởng đến việc hình thành ngôn ngữ sớm ở trẻ em. Trẻ sơ sinh thể hiện khả năng phản ứng và nhạy cảm với các ngôn ngữ có nhịp điệu (nhạc có lời) và có thể phân biệt được các ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Ý…) dựa trên cấu trúc nhịp điệu của chúng.
Các nhà khoa học đánh giá trẻ 6 tháng tuổi yêu thích nghe hát trực tiếp hơn các sử dụng nhạc được phát ra từ máy nghe nhạc. Việc cha mẹ hát ru cho trẻ nghe cung cấp vốn từ vựng phong phú và dễ truyền đạt hơn cho trẻ học nói. Kết quả được kiểm nghiệm lần 2 sau khi trẻ đạt 14 tháng tuổi.
Dựa trên nghiên cứu và đánh giá của Politimou, Papadimitriou và các cộng sự, ta có kết quả đánh giá trên tổng cộng 104 trẻ ngẫu nhiên (bao gồm cả gia đình sử dụng 1 ngôn ngữ và song ngữ). Nghiên cứu chứng minh trẻ được tiếp xúc với âm nhạc, cụ thể là hát ru trực tiếp trong giai đoạn 0 – 3 có khả năng phát triển ngôn ngữ vượt trội so với trẻ bình thường. Trẻ cũng có khả năng nhận thức và phản ứng lại với cuộc trò chuyện của cha mẹ sớm hơn.
Tài liệu tham khảo
1. FRANCO, F., SUTTORA, C., SPINELLI, M., KOZAR, I., & FASOLO, M. (2022). Singing to infants matters: Early singing interactions affect musical preferences and facilitate vocabulary building. Journal of Child Language, 49(3), 552-577. doi:10.1017/S0305000921000167
2. Pino MC, Giancola M, D’Amico S. The Association between Music and Language in Children: A State-of-the-Art Review. Children (Basel). 2023 Apr 28;10(5):801. doi: 10.3390/children10050801. PMID: 37238349; PMCID: PMC10216937.
3. Politimou, N.; Dalla Bella, S.; Farrugia, N.; Franco, F. Born to Speak and Sing: Musical Predictors of Language Development in Pre-schoolers. Front. Psychol. 2019, 24, 948.
Papadimitriou, A.; Smyth, C.; Politimou, N.; Franco, F.; Stewart, L. The impact of the home musical environment on infants’ language development. Infant Behav. Dev. 2021, 65, 101651.