MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bạn quan tâm đến sự phát triển của bé từ 1-3 tháng? Bé 1-3 đã biết làm gì, lịch sinh hoạt ăn, ngủ của bé như thế nào? Ba mẹ và cô bảo mẫu có thể tổ chức những hoạt động Giáo dục sớm nào cho bé?
Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về lứa tuổi 1-3 tháng
- Thể chất và vận động: Bé đã biết điều khiển đôi tay nên con có thể giật, quơ tay, thậm chí là đưa tay lên miệng. Nếu đặt nằm sấp, một số bé có thể xoay đầu qua trái hay qua phải hoặc ngẩng đầu lên phía trên. Nhiều bé cũng đã biết nhoẻn miệng cười. Chiều cao của bé đã tăng thêm khoảng 4 – 5 cm
- Xúc giác và khứu giác: Bé từ 1 tháng tuổi đã có thể xác định được mùi sữa mẹ. Bé cũng có thể cảm nhận được vị đắng hay chua và sẽ tìm cách né tránh khi được cho ăn những vị mà bé không thích. Bé cũng tỏ ra không thích khi được cưng nựng một cách thô bạo và tỏ ra yêu thích với mùi dễ chịu.
- Thị giác và thính giác: Não và thị lực cũng phát triển tốt hơn trước khi bé được 7 tuần tuổi, con có thể nhìn được vật cách xa khoảng 60cm. Nếu quan sát bé, bạn sẽ nhận ra con sẽ tập trung hơn khi nhìn một vật nào đó đang chuyển động. Đây là thời điểm tuyệt vời để trò chuyện với bé, cho con nghe nhạc, xem sách có các hình ảnh sinh động nhiều màu sắc… để cải thiện nhận thức của bé
- Lưu ý là với các bé sinh non, bé có thể không được các mốc phát triển như trên. Việc đánh giá sự phát triển của bé sinh non cần căn cứ vào tuổi thai của bé. Các bé sẽ dần đạt được những cột mốc theo tốc độ riêng.
- Hành vi của bé: Bé tháng tuổi này đã biết nhoẻn miệng cười như một phản xạ. Khi tròn 6 tuần tuổi, con có thể nhoẻn miệng cười nhiều hơn, nhận ra được gương mặt và giọng nói của những người thân quen.
- Đây cũng là thời điểm mà hội chứng colic xuất hiện nên bé có thể khóc rất thường xuyên mà không có lý do gì rõ ràng. Tin vui là hội chứng này sẽ biến mất khi con lớn hơn, thường là sau 4 – 6 tháng tuổi.
- Nếu hội chứng colic làm phiền bé, bạn có thể vỗ về con bằng cách ôm ấp vỗ về con, cho bé tiếp xúc da chạm da, hát ru, mở những bản nhạc du dương êm dịu cho bé nghe hoặc làm gì đó để bé mất tập trung. Nếu con không có phản ứng tốt với các hành động kể trên, bạn cần kiên nhẫn. Bạn không nên nổi nóng, quát tháo hay tỏ ra căng thẳng với bé… vì bé có thể phản ứng thái quá với những hành động này của bạn.
- Điều quan trọng là bạn cần thiết lập lịch sinh hoạt cố định cho con
2. Lịch sinh hoạt gợi ý cho trẻ 1-3 tháng
3. Vấn đề ăn của trẻ 1-3 tháng
4. Vấn đề ngủ của trẻ 1-3 tháng
5. Hoạt động Giáo dục sớm cho trẻ 1-3 tháng
Các Cô bảo mẫu và Ba mẹ cần các tài liệu chi tiết hướng dẫn về việc thiết lập lịch sinh hoạt Ăn, Ngủ và tổ chức các hoạt động Giáo dục sớm cho bé 1-3 tháng, hãy liên hệ với ban Đào tạo của Trông Trẻ Pro theo số 094.733.2813 nhé!