MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bạn quan tâm đến sự phát triển của bé từ 7-8 tháng? Bé 7-8 tháng đã biết làm gì, lịch sinh hoạt ăn, ngủ của bé như thế nào? Ba mẹ và cô bảo mẫu có thể tổ chức những hoạt động Giáo dục sớm nào cho bé?
Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1.Tổng quan về đặc điểm của trẻ 7-8 tháng
1.1. Vận động thô
Sự phát triển vận động ở trẻ em 7 tháng tuổi bao gồm các kỹ năng sau:
- Bắt đầu tự ngồi được, dần dần vững vàng hơn.
- Tập bò và biết bò thành thạo sau đó.
- Có thể vịn vào thành chắc chắn để đứng dậy.
1.2. Vận động tinh
Trong giai đoạn từ 7-9 tháng, trẻ còn thực hiện được một số động tác linh hoạt hơn, bao gồm:
- Cầm hai vật và đập chúng vào nhau.
- Cầm một vật và chuyển từ tay này sang tay kia.
- Có thể dùng ngón tay cái và một ngón tay khác bất kỳ để nhặt đồ vật lên
1.3. Ngôn ngữ
Về mặt tiếng nói, trẻ sẽ có một có biểu hiện, chẳng hạn như:
- Quay đầu về phía có tiếng gọi hoặc trò chuyện.
- Bập bẹ phát ra những âm đơn giản, ví dụ: bà, cha, ba, măm..
- Bé 8 tháng tuổi bắt đầu ê a tự nói chuyện và phát âm rất dễ thương. Bạn sẽ nghe bé nói mama và papa suốt mặc dù bé chẳng hiểu ý nghĩa của nó đâu. Nhưng dần dần, bé sẽ có nhiều từ hơn, biết cách kết nối từ cũng như hiểu được ý nghĩa của các từ.
- Bạn nên chịu khó nói chuyện với bé về mọi việc trong nhà. Nhờ gia đình và mọi người xung quanh, bé sẽ học được cách hoà nhập nhanh hơn.
- Bé kết hợp nguyên âm và phụ âm ngày càng tốt hơn, phát âm từ ngày càng tốt và rõ hơn.
1.4. Cá nhân – Xã hội
Một số hành động trẻ 7-9 tháng tuổi có khả năng làm được sau đây được xếp vào nhóm cá nhân – xã hội:
- Thích chơi trò ú oà cùng người thân.
- Vươn người tới lấy những đồ chơi nằm ngoài tầm tay.
- Biết vẫy tay hoặc hoan hô khi có yêu cầu.
1.5. Nhận thức
Đối với sự phát triển thần kinh – nhận thức, trẻ em từ 7 đến 9 tháng tuổi sẽ:
- Có phản ứng lại khi được gọi tên.
- Bé thường giấu mặt đi khi từ chối (né tránh ăn).
- Lấy tay che mặt khi được người thân rửa mặt.
- Cha mẹ luôn là người quan trọng nhất với bé, do đó không có gì ngạc nhiên nếu bé xuất hiện sự sợ hãi trước người lạ.
Tại sao bé lại không thân thiện với người lạ? Điều này rất bình thường, đó là dấu hiệu của sự trưởng thành, và sự e dè, xấu hổ này sẽ qua đi, do đó hãy để bé giữ khoảng cách và nguyên tắc của riêng bé trong giai đoạn này.
Một điểm đáng chú ý nữa ở thời điểm này là bé thường gắn chặt với một vật gì đó mang lại cảm giác thoải mái (như cái chăn chẳng hạn). Đây cũng là một yếu tố phát triển tự nhiên ở bé. Giờ bé đã có thể tự di chuyển, tự tách (hoặc bị tách) ra khỏi cha mẹ ở một số thời điểm nhất định, và đồ vật kia sẽ mang lại cho bé cảm giác ấm áp, an toàn như khi bé ở bên cha mẹ, do đó cha mẹ nên để bé được an tâm với thứ bé muốn.
2. Lịch sinh hoạt của bé 7-8 tháng
3. Vấn đề ăn của trẻ 7-8 tháng
4. Vấn đề ngủ của trẻ 7-8 tháng
5. Hoạt động Giáo dục sớm cho trẻ 7-8 tháng
Các Cô bảo mẫu và Ba mẹ cần các tài liệu chi tiết hướng dẫn về việc thiết lập lịch sinh hoạt Ăn, Ngủ và tổ chức các hoạt động Giáo dục sớm cho bé 7-8 tháng, hãy liên hệ với ban Đào tạo của Trông Trẻ Pro theo số 094.733.2813 nhé!